Bộ sưu tập 100 tác phẩm bình gốm có điêu khắc rồng Việt vừa được Trung tâm Ngàn năm gốm Việt giới thiệu tại làng nghềBát Tràng (H.Gia Lâm,ắmhìnhtượngrồngViệttrêngốđèn pin đội đầu Hà Nội).
"Các nghệ nhân đã phục dựng và hồi sinh hình tượng rồng Việt qua ngàn năm lịch sử. Trên các tác phẩm có rồng theo tạo hình từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến thời Nguyễn. Bộ sưu tập Long Phi vận hộinày có cảm hứng từ hình tượng rồng Việt, cũng mong ước một năm mới Giáp Thìn cá chép hóa rồng", TS Nguyễn Trường Giang (Trung tâm Nghiên cứu kinh thành) nói.
Những tác phẩm của bộ sưu tập gốm có hình rồng Việt Long Phi vận hội có một quy trình sáng tác chặt chẽ. Ông Nguyễn Trung Thành, Tổng giám đốc Trung tâm Ngàn năm gốm Việt, cho biết mỗi chiếc bình có quy trình sản xuất khoảng 30 ngày.
Thoạt tiên, nghệ nhân sẽ tạo dáng bình. Sau đó, một nghệ nhân khác sẽ điêu khắc hình rồng trên bình. Công đoạn phủ men tiếp theo lại do một nghệ nhân khác làm… "Chúng tôi quy trình hóa. Người nghệ nhân nào giỏi công việc nào nhất sẽ đảm nhiệm công đoạn đó. Thông thường, phần tạo dáng là nghệ nhân lâu năm, còn phần tạo điêu khắc rồng Việt lại là thế mạnh của các nghệ nhân trẻ được đào tạo tại trường mỹ thuật", ông Thành cho biết.
Trong quá trình sáng tác, các nghệ nhân cũng được tham khảo nhiều mẫu rồng Việt theo cách của người xưa làm. Họ cũng có sự cố vấn của những người nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu khảo cổ học như TS Nguyễn Trường Giang. "Chúng tôi muốn có sáng tạo dựa trên những bài bản cổ xưa. Nhưng chúng tôi cũng sáng tạo vì bây giờ nhiều kỹ thuật, rồi loại men sử dụng cũng không còn như xưa nữa", ông Thành nói.
Mục tiêu của Trung tâm Ngàn năm gốm Việt, như ông Thành chia sẻ, sẽ ngày càng nhiều những tác phẩm có tinh thần và mang dấu ấn tinh hoa gốm cổ. Những tác phẩm độc bản này sau đó sẽ tỏa về các gia đình, để từ đó, ngày càng có nhiều người yêu mến gốm cổ hơn.
"Chúng ta cứ nhìn cổ phục, mấy năm nay nhiều người may, phục dựng lại cổ phục. Rồi người mặc cổ phục cũng nhiều lên. Chúng tôi cũng muốn thế, muốn ngày càng có nhiều người bày các tác phẩm mang tinh hoa gốm Việt cổ với hình rồng Việt trong nhà", ông Thành nói.
Điều may mắn là ông Thành không đơn độc trên con đường sáng tạo ra các mẫu gốm cổ. Ông còn có nghệ nhân ưu tú Phạm Đạt và đạo diễn Hoàng Công Cường cùng sát cánh trên con đường tìm về vốn cổ, làm hồi sinh vốn cổ.
Trong đó, bên cạnh hình tượng rồng, đơn vị của ông muốn tập trung vào nghiên cứu, chế tác nhằm tiến tới khôi phục lại dòng gốm hoa nâu. Dòng gốm thuần Việt này được chế tác và phát triển rực rỡ dưới thời Lý - Trần. Trung tâm Ngàn năm gốm Việt muốn đưa gốm hoa nâu vào các không gian đương đại, trở thành những quà tặng văn hóa quốc gia.
"Chúng tôi mong những sản phẩm gốm hoa nâu độc bản sẽ khơi gợi về một ký ức vàng son của văn minh Đại Việt, cũng được dùng làm vật phẩm quà tặng trong những dịp quan trọng, đặc biệt là đối ngoại", ông Thành cho hay.
Trong đợt trưng bày bộ sưu tập bình có hình rồng Việt Long Phi vận hội lần này, Trung tâm Ngàn năm gốm Việt cũng giới thiệu bộ sưu tập gốm hoa nâu có tên Bình minh Thăng Long. Nếu Long Phi vận hội có 100 tác phẩm thì Bình minh Thăng Longcó khoảng 30 tác phẩm. Đây đều là những tác phẩm độc bản và được chuyên gia đánh giá có độ tinh xảo. Nó cũng gợi tới sự hấp dẫn của các trung tâm gốm Bát Tràng, Hoàng Thành Thăng Long, Chu Đậu khi xưa.